10/12/15

Lời nói đầu

Kính thưa độc giả.
Ở miền Bắc Việt Nam có chùa Dâu và chùa Đậu. Ở miền Tây Nam Bộ có chùa Dơi, chùa Đèn Sáp và chùa Đất Sét. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì có chùa Gò. Còn ở miền Đông Nam Bộ thì có chùa Thơ.
Danh của mỗi ngôi chùa là nói lên địa danh hay đặc điểm của ngôi chùa đó:
1- Chùa Dâu: Tọa lạc nơi trồng dâu nổi tiếng. Chùa này do những người trồng dâu nuôi tằm xây dựng lên.
2- Chùa Đậu: Nơi làng này có nhiều vị thi “đậu” văn bằng cao và làm quan các thời đại. Dân làng họ tự nguyện bỏ tiền ra hùn xây dựng lên ngôi chùa này. Đặc biệt hơn, ngôi chùa này có 2 vị Thiền sư “đậu” được “Yếu chỉ Thiền tông” và đạt được “Bí mật Thiền tông” và cũng nhận ra được “Pháp thân thanh tịnh” của quí Ngài, còn lưu lại nhục thân của mình.
3- Chùa Dơi: Nơi cư trú rất nhiều của những “chú” dơi. Vì vậy, bá tánh gần xa gọi là “Chùa Dơi”.
4- Chùa Đèn Sáp: Nơi có 2 cây đèn sáp cháy liên tục hằng nửa thế kỷ, nên có danh hiệu này.
5- Chùa Đất Sét: Ngôi chùa xây dựng đầu tiên bằng đất sét, nên có danh từ lưu lại cho đến ngày hôm nay.
6- Chùa Gò: Xây dựng trên gò đất cao, là nơi thành lũy ngày xưa, nên dân chung quanh chùa gọi là “Chùa Gò”.
V.v…
Các chùa nói trên, nhân dân bản địa lấy đặc thù hoặc di tích hay hình ảnh của địa phương mình mà đặt tên ngôi chùa. Đây là bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Ví dụ, như phường Bến Nghé, quận Một, thành phố Hồ Chí Minh, lấy danh từ kinh Bến Nghé để đặt tên cho tên phường của mình.
7- Chùa Thơ: Hiện tại ở miền Đông Nam Bộ, có một ngôi chùa gọi là “Chùa Thơ”, nhưng ít người biết đến.
Vậy, Chùa Thơ là gì?
Xin kính thưa, ngôi chùa này, là nơi có khắc lại rất nhiều bài kệ bằng đá, của Đức Phật, của những vị Tổ sư Thiền tông, những bài thơ của những vị đạt được “Bí mật Thiền tông”, còn lưu lại nhiều bài thơ rất hay.
Những bài kệ và thơ chúng tôi phân loại như sau:
Một: Những bài kệ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, có tựa của 3 bài kệ:
1- Đức Phật dạy tu Thiền tông.
2- Đức Phật dạy những gì trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”.
3- Đức Phật dạy về “Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền tông”.
Hai: Những bài kệ ngộ thiền của 36 vị Tổ sư Thiền tông: Ấn Độ – Trung Hoa – Việt Nam.
Ba: Những bài kệ của những vị Thầy đạt được “Bí mật Thiền tông” vào thế kỷ 20 và những vị Thầy kế tiếp.
Bốn: Những bài thơ của những vị trong và ngoài nước “Giác ngộ Thiền tông”.
Vì có 4 đặc điểm nói trên, nên chùa này được gọi là “Chùa Thơ”, chớ danh hiệu thật sự là chùa Thiền tông Tân Diệu, tọa lạc tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Người sưu tầm biên soạn và viết ra – Tác giả Nguyễn Nhân
Sau đây là một vài hình ảnh về ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu:


 
  Những bài kệ bằng bảng đá của Chư Tổ và những vị ngộ Thiền

                                 
 
         Cửa lên Linh Sơn Hội Thượng Phật trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa


                    
  Chánh điện Thiền Tông – TU THEO THIỀN TÔNG CỐT ĐỂ THÀNH PHẬT


                               Đức Phật Nhập Niết Bàn tại hai cây Sala
                                   

Đức Phật thuyết pháp đầu tiên độ 5 anh em Kiều Trần Như và 4 người bạn dưới sự chứng   kiến của vị Thần Kim Cang
                                       

                         Lời nhắc nhở của Đức Phật cho hậu thế                                       
 Các vị Tổ Trúc Lâm Yên Tử nhận mạch nguồn Thiền Tông và có lời dạy lại
 cho hậu thế
                                      
Bài kệ ngộ Thiền của Sư Bà Đức Thảo – người sáng lập ra chùa Thiền Tông Tân Diệu                                     
                                     
  Dòng chảy mạch nguồn Thiền Tông bắt nguồn từ Ấn Độ chảy qua Trung Quốc,Hàn Quốc,Nhật Bản và Việt Nam

                               
                                   
CÁC VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG                                             

                   Đức Phật Thích Ca – Vị Thủy Tổ của pháp môn Thiền Tông
                                                           
                               




 

                  Tổ Bồ Đề Đạt Ma – Vị tổ thứ 28 của Pháp môn Thiền Tông


 
    
                     Đức Lục Tổ Huệ Năng – Vị Tổ thứ 33 của pháp môn Thiền Tông




 Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Vị Tổ thứ 34 của pháp môn Thiền Tông

      Sư Bà Đức Thảo – Vị Tổ sáng lập chùa Thiền Tông Tân Diệu










             


                      












0 nhận xét:

Đăng nhận xét

___________________

___________________

TIN TỨC