8/1/17





I. LỜI GIỚI THIỆU

Kính thưa quí vị.
Cả thế giới ngày nay đều công nhận đạo Phật là đạo trí tuệ và khoa học. Vì sao vậy?
Vì đạo Phật lý giải được tất cả qui luật của những hiện tượng vật lý trên thế giới này, từ những sự vật nhỏ nhất như vi trần cho đến con người, động, thực vật, trái đất, hành tinh cho đến càn khôn vũ trụ. Các nhà trí thức cũng như nhà khoa học trên thế giới điều hết sức thán phục trí tuệ siêu việt của Thái tử Tất Đạt Đa. Vì sao vậy?
Vì nhiều phát hiện của các nhà khoa học ngày nay đã được Đức Phật nói ra cách đây hơn 2.500 năm.
Điều quan trọng và tuyệt vời hơn hết, Đức Phật chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể nguồn gốc của loài người:
1. Con người từ đâu đến đây?
2. Đến đây để làm gì?
3. Chết rồi sẽ đi về đâu?
Nói một cách khác, Đức Phật ra đời để giúp con người duy nhất một điều, đó là Giác ngộ và Giải thoát. 
- Giác ngộ, tức hiểu biết sự thật nơi thế giới này.
- Giải thoát, tức vượt khỏi sức hút vật lý của Tam giới, để con người không còn chịu qui luật sinh, lão, bệnh, tử nữa.
Thật may mắn, Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi đã sưu tầm được những lời dạy tuyệt mật của Đức Phật và được soạn giả Nguyễn Nhân biên soạn lại thông qua 10 quyển sách viết về Thiền tông, được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo và Nhà Xuất Bản Hồng Đức cho xuất bản, gồm:
1. Tu theo pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác ngộ
2. Những câu hỏi về Thiền tông – quyển 1
3. Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn Giải thoát
4. Những câu hỏi về Thiền tông – quyển 2
5. Khai thị Thiền tông
6. Huyền ký của Đức Phật và những vị ngộ Thiền
7. Đức Phật dạy tu Thiền tông và công thức Giải thoát
8. Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền tông Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam
9. Sách trắng Thiền tông
10. Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông
Để đọc và hiểu hết 10 quyển sách này, đối với đại đa số người thì quả thật là không dễ. Do vậy, Ban quản trị chúng tôi đã đúc kết, chắc lọc cốt tủy trong 10 quyển Thiền tông, thành 20 phần dạy tuyệt mật của Đức Phật để lại cho hậu thế, được tóm gọn trong tập sách mỏng này.
Chúng tôi xin xuất bản tập sách này, nhằm mong muốn cho tất cả mọi người trên thế giới biết và hiểu được lời dạy chân thật của Đức Phật sau hơn 25 thế kỷ. Thấu hiểu được mong muốn của chúng tôi nên Chính quyền Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam, đã hoàn toàn đồng ý và ủng hộ việc này.
Nên hôm nay, chúng tôi xin mạn phép công bố tập sách này với tựa đề: 
“20 Phần tuyệt mật của Đức Phật để lại cho hậu thế”. Mong quý độc giả cũng như quí vị đón nhận.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐẶC BIỆT CỦA ĐẠO PHẬT
Thưa quí vị,
Theo chúng tôi tìm hiểu, đạo Phật có 4 đặc điểm và 5 cái đặc biệt.
II.1. Bốn đặc điểm gồm:
1/- Không khuyến khích ai tu theo đạo Phật.
2/- Nếu người nào tu theo đạo Phật, thì phải tìm hiểu cho thật kỹ, thấy đúng, rồi hãy tin và tu.
3/- Người nào tu theo đạo Phật, mà không hiểu lời của Đức Phật dạy, người đó là mê tín!
4/- Người mê tín, mà tu theo đạo Phật, tự nhiên không làm đúng với lời của Đức Phật dạy, làm mất đi tinh hoa của đạo Phật!
II.2. Năm cái đặc biệt như sau:
1/- Người lập ra đạo là một vị Thái tử.
2/- Người tu theo đạo Phật có đủ thành phần từ: vua, quan, dân giàu, dân nghèo đều tu được.
3/- Đặc biệt nhất, tại nước Việt Nam có vua Trần Nhân Tông, bỏ ngôi vua, tu theo đạo Phật.
4/- Thấy đức vua Trần Nhân Tông có chí phi thường như vậy, nên chúng tôi rất khâm phục.
5/- Đặc biệt hơn nữa, chúng tôi thấy pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy, tại sao Đức Phật không dạy trong các kinh điển phổ thông, mà Như Lai lại nhờ các vị Tổ Thiền tông truyền cho nhau, để khi nào loài người văn minh lên thật cao mới phổ biến ra. 
Vì các căn bản nói trên, nên Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi có sưu tầm pháp môn Thiền tông học này, biết được Đức Phật dạy tu 6 pháp môn, trong đó có pháp môn Thiền tông, Như Lai dạy, ra ngoài sự hiểu biết bình thường của con người như:
1/- Cấu tạo tổng thể của một con người
2/- Cấu tạo của một hành tinh, qui luật vận hành của trái đất.
3/- Tổ chức trong một Tam giới, hằng hà sa số Tam giới trong Càn khôn vũ trụ.
4/- Cấu tạo Càn khôn vũ trụ.
5/- Sự sống nơi thế giới chư Phật, gọi là Phật giới.
6/- Công thức trở về Phật giới, mà loài người gọi là thành Phật.
7/- Qui luật luân hồi, đi hưởng nghiệp phước Dương, ở các nơi.
8/- Qui luật luân hồi, đi trả nghiệp quả ác, Âm ở các nơi.
- V.v…
III. 20 PHẦN TUYỆT MẬT ĐỨC PHẬT ĐỂ LẠI CHO HẬU THẾ.
ĐỂ GIÚP QUÍ VỊ HIỂU RÕ VỀ PHÁP MÔN THIỀN TÔNG CỦA ĐỨC PHẬT DẠY, CHÚNG TÔI XIN TRÌNH BÀY 20 PHẦN NHƯ SAU, NHƯNG QUÍ VỊ PHẢI SỬ DỤNG TRÍ TUỆ SÁNG SUỐT ĐỂ HIỂU, THẤY HỢP LÝ MỚI TIN, CÒN KHÔNG HỢP LÝ XIN ĐỪNG TIN.
 
PHẦN I: Đức Phật dạy 6 pháp môn tu, gồm:
Một: Tu Tiểu thừa: Cũng gọi là Nam truyền, hay Nam tông. 
* Cách tu: Chuyên dụng công ngồi thiền quán 37 pháp: 1/- Quán Tưởng. 2/- Quán Nghi. 3/- Quán Diệt. 4/- Quán Sát. 5/- Quán Dẹp. 6/- Quán Vô. 7/- Quán Thoại. 8/- Quan Bất. V.v… 
* Mục đích của người tu: Thích làm Thiền sư, dạy người khác dụng công ngồi thiền được lâu. 
Hai: Tu Trung thừa: Gọi là Lý luận Bát Nhã, cũng gọi là Triết lý Phật Thích Ca.
* Cách tu: Chuyên học lý luận cho thật hay để thuyết phục người nghe.
* Mục đích của người tu: Thích làm Giảng sư Phật học, để dạy người khác kiếm tiền. 
Ba: Tu Đại thừa: Nghi, tìm hay kiếm trong vật chất.
* Cách tu: Chuyên suy tư và nghĩ tưởng hữu dụng của vật chất.
* Mục đích của người tu: Cải thiện đời sống của con người, cũng để kiếm tiền.
Bốn: Tu Tịnh Độ tông: Định tâm bằng câu niệm Phật.
* Cách tu: Chuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. 
* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được vãng sanh đến nước Cực Lạc sinh sống.
Năm: Tu Mật chú tông: Định tâm bằng câu thần chú.
* Cách tu: Chuyên niệm câu thần chú lấy trong các kinh.
* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được làm Thần.
Sáu: Tu Thiền tông: Kiến tánh thành Phật. 
* Cách tu: Hằng tri việc làm hằng ngày của mình, không chạy theo cảnh và biết tạo ra công đức.
* Mục đích của người tu: Để trở về Phật giới sau khi chết. 
* Người tu Thiền tông phải hiểu 4 phần:
1/- Thân người mình là gì?
2/- Tánh người mình là sao?
3/- Mình tu sao được giải thoát?
4/- Mình tu sao còn bị luân hồi? 
* Và phải tìm hiểu thêm 4 phần nữa:
1/- Sự sống và qui luật của trái đất này như thế nào?
2/- Tam giới ở đâu? 
3/- Phật giới ở nơi nào? 
4/- Càn khôn vũ trụ ra sao?
* Đời sống và làm việc của người tu Thiền tông phải biết 4 phần: 
1/- Sống nghề gì, cứ làm nghề đó, làm bằng tánh người, phải tuân thủ luật nhân quả của trái đất.
2/- Không sử dụng tánh Phật làm việc ở trái đất này.
3/- Khi nào thuận duyên mới tạo công đức, không quá nhiệt tình.
4/- Không tranh luận với ai.
PHẦN II: Càn khôn vũ trụ:
* Không gian bao la trùm khắp không biên giới trong đó có chứa 2 phần: 
1/- Phật giới, là nơi tánh Phật và chư Phật sống.
2/- Tam giới, là nơi loài Trời và loài Tiên sống.
PHẦN III: Trái đất là nơi 6 loài sống chung, gồm:
1/- Loài Thần. 2/- Loài Người. 3/- Loài Ngạ quỷ. 4/- Loài Súc sanh. 5/- Loài Địa ngục. 6/- Loài Thực vật.
Nhiệm vụ của mỗi loài:
Một: Loài Thần có 3 nhiệm vụ:
- Một là, lập ra phương tiện để loài người đem 3 cái tánh của con người là Tưởng, Tham và Sợ, vào an trú, để yên lòng, không sợ sau khi chết.
- Hai là, loài người ham muốn thứ gì, thì loài Thần làm ra hiện tượng đó, để cho loài người an lòng.
- Ba là, kiểm soát nhân quả của con người, do người đó tạo ra theo suốt dòng đời của họ.
Hai: Loài Người, có 6 nhiệm vụ:
- Một là, tạo ra nghiệp phước đức Dương, để vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ sống.
- Hai là, tạo ra nghiệp phước đức Âm, để làm Thần hay người giàu sang ở trái đất này.
- Ba là, tạo ra nghiệp Ác đức, để làm các loài Súc Sanh, làm loài Địa Ngục, hoặc làm Thực vật.
- Bốn là, không tạo ra các nghiệp phước Dương, hay phước Âm, mà muốn ở mãi trong dòng tộc. 
- Năm là, tạo ra công đức, để trở về Phật giới. 
- Sáu là, tạo ra Trung ấm thân, để chuyên chở 5 phần nói trên đi hưởng nghiệp phước đức Dương ở các cõi Trời hay nước Tịnh Độ. Nghiệp phước đức Âm. Nghiệp ở trong dòng tộc. Trả nghiệp xấu. Hoặc chuyên chở vỏ bọc tánh Phật có chứa công đức trở về Phật giới. 
Ba: Loài Ngạ Quỷ, có 1 nhiệm vụ:
* Giành giựt của người khác. 
Bốn: Loài Súc sanh, có 2 nhiệm vụ:
- Một là, trả nhân quả khi còn làm con người mà ham sát hại sinh vật.
- Hai là, làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.
Năm: Loài Địa ngục, có 1 nhiệm vụ:
* Trả nhân quả khi còn mang thân người mà mang trọng tội. 
Sáu: Loài Thực vật, có 2 nhiệm vụ:
- Một là, trả nhân quả khi còn làm con người mà đi lường gạt người khác về giải thoát.
- Hai là, làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.
PHẦN IV: Cấu tạo của trái đất: 
- Trái đất cấu tạo bằng 5 thứ: Đất - Nước - Không khí - Lửa - Điện từ Âm Dương.
PHẦN V: Nhiệm vụ của Trái đất: 
- Làm mặt bằng sống của loài người, muôn loài động vật và muôn loài Thực vật.
- Luân chuyển để tạo ra sức hút vật lý sanh ra nhân quả luân hồi. 
- Nơi chứa 6 loài có sự sống: Thần, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục, và Thực vật.
PHẦN VI: Tổ chức 1 Tam giới:
* Tam là ba, Giới là giới hạn, hay ranh giới. Nó ở đâu?
- Nó là 1 cụm thật nhỏ trong Càn khôn vũ trụ. Nếu ví như có hình thể trong Càn khôn vũ trụ, thì Tam giới còn nhỏ hơn một hạt cát trong trái đất này nữa.
- Trong 1 tam giới có 1 mặt trời, có 45 hành tinh có sự sống, có Hằng hà sa số hành tinh cấu tạo bằng: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ - Điện từ Âm + Điện từ Dương. 
- Có 4 vòng Hoàng Đạo và 1 vòng bảo vệ Tam giới, chia ra như sau: 
1/- Một mặt trời ở trung tâm: Liên tục cháy phát ra hơi nóng và ánh sáng để sưởi ấm và làm ánh sáng cho 45 hành tinh bao xung quanh 4 vòng Hoàng đạo. 
2/- Vòng Hoàng đạo 1: Gồm có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại và điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi loài người, 4 loài khác, và loài thực vật sống chung. 
2/- Vòng Hoàng đạo 2: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 5 màu sắc rất đậm, là nơi các loài Trời sống. 
3/- Vòng Hoàng đạo 3: Gồm có 17 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, chia ra làm 2 nơi: 
- Nơi 1: Có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ và lung linh, là nơi các loài Trời sinh sống. 
- Nơi 2: Có 6 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, nhưng rất thanh tịnh, là nơi các loài Tiên sinh sống. 
4/- Vòng Hoàng đạo 4: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi các loài Trời sinh sống hưởng nghiệp phước thanh tịnh. 
5/- Vòng bảo vệ Tam giới: Không có hành tinh, mà chỉ có 2 vòng điện từ Âm + Dương, chia ra làm 3 phần công dụng:
- Công dụng 1 là điện từ Âm: Chuyên hút cứng các hành tinh trong trong Tam giới, để nén cứng lại, không cho thoát ra ngoài Tam giới.
- Công dụng 2 là điện từ Dương: Chuyên đẩy các Tam giới xung quanh, không cho các Tam giới va chạm với nhau.
- Công dụng 3 là làm sức nén: Để tạo lực nén cứng trong 1 Tam giới, để các hành tinh có sự sống, cũng như hành tinh làm vật tư, xoay vòng được và bay lơ lửng trong không gian của một Tam giới.
PHẦN VII: Tổ chức Phật giới:
- Trong Phật giới gồm có 3 phần:
- Một là, không gian bao la trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ, vũ trụ có đến đâu, thì Phật giới có đến đó. Trong Phật giới cấu tạo bằng điện từ Quang; điện từ Quang này là làm sự sống cho tánh Phật, chư Phật, Trời, Tiên, Thần, Người và muôn loài trong các Tam giới. 
- Hai là, nơi sống Hằng hà sa số của tánh Phật.
- Ba là, nơi sống Hằng hà sa số của chư Phật.
PHẦN VIII: Giác ngộ là gì?
* Là hiểu biết căn bản có 7 phần:
- Một là, biết Càn khôn vũ trụ là gì.
- Hai là, biết Phật giới ở đâu.
- Ba là, biết công dụng của Tam giới ra sao? 
- Bốn là, biết được qui luật luân hồi của trái đất. 
- Năm là, biết được tánh Phật, tánh con người và tánh muôn loài.
- Sáu là, biết được công thức thoát ra ngoài qui luật luân hồi của trái đất.
- Bảy là, biết được người nào giúp đỡ hay lường gạt mình.
PHẦN IX: Trình bày luân hồi?
1/- Luân là quay chuyển.
2/- Hồi là trở lại chỗ cũ.
A- Như tánh Phật: Đầu tiên ở trong Phật giới, vào trái đất mượn thân con người để Luân chuyển đi khắp nơi trong Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi về Phật giới.
B- Như trái đất: Đầu tiên ở điểm A, bị sức hút của điện từ Âm Dương, hút Luân chuyển đi một vòng, sau cùng rồi cũng Hồi về điểm A. 
C- Như con người: Đầu tiên là con người, ham muốn đủ thứ, nên Luân chuyển đi các nơi trong Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi trở lại làm thân con người.
PHẦN X: Tu sao được giải thoát?
* Người muốn giải thoát, không tu gì cả, mà chỉ cần biết 3 phần như sau: 
1/- Nơi trái đất này lúc nào cũng luân chuyển, nếu ai dụng công tu hành là dính theo qui luật luân chuyển của trái đất, gọi là luân hồi. Cộng thêm những vị Thần làm hiện tượng theo sự ham muốn của mình.
2/- Cuộc sống hằng ngày như thế nào, cứ như thế mà làm, tức sống thuận theo qui luật nhân quả luân hồi của trái đất.
3/- Khi thuận tiện mới tạo ra công đức một cách bình thường. 
4/- Khi hết duyên sống nơi thế giới này, nếu muốn về Phật giới, thì được tự tại.
PHẦN XI: Ở trái đất này cúng cho ai ăn?
* Đức Phật dạy: nơi trái đất này có 5 loài sống chung, gồm: 
1/- Loài Thần.
2/- Loài Người.
3/- Loài Ngạ quỷ.
4/- Loài Súc sanh.
5/- Loài Địa ngục. 
Do đó, người tổ chức cúng thì tuần tự 5 loài ăn như sau:
1/- Loài Thần ăn, khi thức ăn còn thật nóng.
2/- Loài Ngạ quỷ ăn, khi thức ăn đã nguội bớt.
3/- Người tổ chức cúng ăn, khi thức ăn đã nguội ngắt.
4/- Loài Súc sanh ăn, khi thức ăn con người ăn còn thừa đổ đi.
5/- Loài Địa ngục ăn, khi loài Người và Súc sanh thải ra.
PHẦN XII: Ở trái đất này cúng nơi nào là phải?
* Cúng Thần ăn, ở các nơi như sau:
1/- Cúng trong chùa nào có thỉnh Thần nhập tượng, để chùa có linh thiêng, phải cúng trả lễ Thần.
2/- Đình, là nơi Thần ngự, để chứng kiến lời thề của con người, phải cúng để trả lễ Thần.
* Cúng Cô Hồn ăn, ở các nơi như sau:
- Cúng ở nơi Miếu hay Miểu, để Cô Hồn ăn.
- Vì các nơi này, người có lòng thương Cô Hồn, nên họ lập ra để Cô Hồn ở. Vì vậy, người lập ra Miểu này, phải cúng cho Cô Hôn ăn, mới gọi là thương Cô Hồn trọn vẹn.
PHẦN XIII: Trung ấm thân là gì, có nhiệm vụ ra sao?
* Trung ấm thân là phương tiện chuyên chở tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương, khối nghiệp phước đức Âm, hoặc khối công đức mà tánh Phật sử dụng tánh Người tạo nên.
Trung ấm thân này có tất cả là 9 loại:
1/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham muốn đến cõi trời Vô Sắc, để hưởng nghiệp thanh tịnh.
2/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham muốn đến cõi trời Hữu Sắc, để hưởng nghiệp phước vui.
3/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham muốn đến cõi Cực Lạc, để hưởng nghiệp phước thanh tịnh.
4/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham muốn đến cõi trời Dục giới, để hưởng nghiệp phước mạnh.
5/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham muốn làm loài Thần, để sử dụng thần thông. 
6/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham muốn ở mãi trong dòng tộc. 
7/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham tạo nghiệp sát, để vào làm loài Súc sanh.
8/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham tạo trọng tội, để vào Địa ngục.
9/- Trung ấm thân, chở tánh Phật ham lường gạt người khác, để làm loài Thực vật.
PHẦN XIV: Tại sao tu Thiền tông không được dụng công?
* Là có nguyên do như sau:
1/- Ở thế giới luân chuyển do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi nên sanh ra nhân quả.
2/- Vì nguyên lý này, mà người tu Thiền tông không dụng công, nếu dụng công là tự tạo nghiệp, có nghiệp là phải luân hồi. Vì lý do này, mà người tu Thiền tông không được dụng công.
PHẦN XV: Phật ở đâu và làm sao giúp người giải thoát?
* Phật thì phải ở Phật giới, không đến thế giới này được.
1/- Chỉ sử dụng Phật nhãn để nhìn thấy người nào muốn trở về Phật giới.
2/- Nhờ vị Thần Kim Cang khiến người này đến nơi phổ biến pháp môn Thiền tông, học công thức trở về Phật giới.
PHẦN XVI:
Bồ Tát ở đâu trong Tam giới này và làm sao cứu khổ con người?
* Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên nhãn quan sát ở cõi Nam Diêm Phù Đề này:
1/- Thấy người nào bị oan trái.
2/- Nhờ vị Thần Phước thiện, khiến người này đến cơ quan pháp luật nước sở tại kêu oan.
PHẦN XVII:
A La Hán ở đâu trong Tam giới này và làm gì?
* A La Hán là người tu đạt được tứ quả Thinh văn.
1/- Không làm phước, nên không đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ hưởng phước được.
2/- Khi hết duyên sống làm người, xin ở nhờ nơi thế giới loài Thần.
PHẦN XVIII: Tánh Phật là gì?
* Tánh là cái vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang.
1/- Trong tánh có cái Ý.
2/- Trong Ý có 4 thứ: Thấy nghe, nói và biết.
3/- Phật là trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ.
4/- Nên gọi là tánh Phật.
PHẦN XIX: Hình thành tánh người ra sao?
* Hình thành 1 tánh người có 6 yếu tố:
1/- Tinh nam noãn nữ.
2/- Tánh Phật.
3/- Điện từ Âm + Dương.
4/- Thời gian là 9 tháng 10 ngày.
5/- Đúng thời gian là 1 vỏ bọc tánh người đã hình thành.
6/- Khi ra ngoài tử cung của người mẹ là tánh người mới bắt đầu hoạt động.
PHẦN XX:
Trung ấm thân đưa tánh Phật luân hồi như thế nào và trở về Phật giới ra sao?
* Trung ấm thân là phương tiện chuyên chở để đưa tánh Phật mượn thân tứ đại của con người tạo nghiệp hoặc tạo công đức để đưa đi luân hồi hoặc trở về Phật giới:
Trung ấm thân này có tất cả là 9 loại căn bản: 
1/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước Dương đến cõi trời Vô sắc, để hưởng phước thanh tịnh. Trung ấm thân này không màu, trong như pha lê.
2/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước Dương đến cõi trời Hữu sắc, để hưởng phước vui tươi rực rỡ. Trung ấm thân này có 12 màu sắc rực rỡ. 
3/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước Dương đến nước Tịnh Độ, để hưởng phước vui nhưng trong không gian thanh tịnh . Trung ấm thân này cũng có 12 màu sắc rất đẹp. 
4/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước Dương đến cõi trời Dục giới hưởng phước có cảm giác rất mạnh. Trung ấm thân này chỉ có 5 màu sắc đẹp vừa. 
5/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Âm vào cõi Thần, để thi thố thần thông. Trung ấm thân này chỉ có 3 màu sắc rất đậm. 
6/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp không nặng, giao cho dòng tộc, để làm người trong dòng tộc. Trung ấm thân này chỉ có 1 màu trắng đậm hay lợt. 
7/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp sát hại, đưa vào loài Súc sanh, để trả nhân quả do mang nghiệp sát. Trung ấm thân này có màu giống như loài nào mà tánh Phật mượn thân người sát hại loài vật đó. 
8/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp trọng tội, vào 1 trong 18 tầng Địa ngục, mà tánh Phật mượn thân con người gây ra. Trung ấm thân này có màu đen, từ đen nhạt đến thật đen. 
9/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp lường gạt người ngu khờ vào làm các loài thực vật.
Lường gạt bằng cách nào?
- Bằng cách:
- Mình không biết giác ngộ là gì, mà nói mình biết, dụ người đến nghe để lấy tiền của họ.
- Mình không biết giải thoát là gì, mà nói mình biết, dụ người đến nghe để lấy tiền của họ.
Trung ấm thân này có rất nhiều màu, tùy theo loài thực vật nào mà người lường gạt này nhận quả báo.
IV. Kết luận 
 Trên đây là những cốt tủy và tinh hoa từ những lời dạy sâu mầu và tuyệt mật của Đức Phật, mà chúng tôi may mắn sưu tầm được, trình bày cho độc giả, xin suy xét cho thật kỹ.
Ngày nay, nhờ các thành tựu của khoa học, loài người đã thấy và biết thật rõ ràng và chứng minh được lời dạy của Đức Phật cách đây hơn 2.500 năm là hoàn toàn đúng sự thật. Hay nói cách khác, khoa học luôn đi sau đạo Phật. Trình độ khoa học ngày nay vẫn chưa thể chứng minh nổi những lời sâu mầu và ẩn ý của Đức Phật nói ra cách đây hơn 25 thế kỷ. Do đó, trước khi muốn tìm hiểu một vấn đề gì, chúng ta hãy suy xét cho thật kỹ, đừng vội tin liền, thiếu kiểm chứng, mà bị người đời cho là mê tín, làm mất đi tinh ba cao quí của đạo Phật.
Đức Phật có dạy: 
Làm người, muốn tin hay làm một việc gì cũng phải:
- Suy xét cho thật kỹ, đúng mới tin: Đó là người khôn.
- Không suy xét mà tin đại: Đó là người dại!
- Người dại mà chấp cho mình tin là đúng: Đó là người cuồng tín!
- Người cuồng tín mà rủ thêm nhiều người cuồng tín như mình nữa: Đó là người mang danh: Đại ngốc và cuồng tín!
Đức Phật nhấn mạnh:
“Thân người khó được”! Do vậy, đã mang thân người, chúng ta đừng phí thời giờ làm những chuyện phí công vô ích, để rồi tiếp tục theo nghiệp luân hồi không ngày cùng, kẻo uổng một kiếp người vậy!
CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU, NGÀY 01-12-2016.
BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU.
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN.
THUỘC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM.
---OOO---
ĐỊA CHỈ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU:
273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Website: www.thientong.com
Email: thientong2013@gmail.com


20/11/16



Ông Lâm Ngọc Quân, sanh năm 1949 (61 tuổi), tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Cư ngụ tại thành phố Biên Hoà, hỏi 3 câu:
1- Sao Thiền tông lại bất lập văn tự và phải truyền ngoài kinh điển?
2- Pháp môn Thiền tông, thời Đức Phật có nhiều người đến nghe, hiện nay sao lại không ai giảng?
3- Thiền tông cao quí như vậy, tại sao không ai chịu tu?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Pháp môn Thiền tông này, Đức Phật dạy không sử dụng tâm vật lý của Ngài, mà Ngài chỉ sử dụng tánh Phật thanh tịnh của Ngài để dạy pháp môn Thiền tông này.Vì lồi Người ai cũng sống bằng vật chất nên bị dính vào vật chất. Do vậy, pháp môn này không truyền theo kinh văn được.
Câu 2: Thời Đức Phật còn tại thế, Như Lai dạy có nhiều người đến nghe có 2 nguyên do như sau:
1- Vì hiếu kỳ đến nghe.
2- Vì họ muốn nương danh của ông Thái tử hoặc nương danh một vị Giác ngộ.
Pháp môn Thiền tông học này là tuyệt bí mật của Nhà Phật, do vậy khó có người biết, không ai biết nên không ai dạy. Nếu người biết pháp môn này mà ham mê tiền tài thì họ không thể giảng được.
Vì sao vậy?
Vì pháp môn này là giúp người nghe giác ngộ, tức hiểu biết rõ ràng lời Đức Phật dạy, nhờ vậy giải thoát rất dễ. Những người đến nghe giác ngộ và biết đường giải thoát thì còn ai đến nghe đưa tiền cho họ nữa. Vì vậy, hiện nay không đâu giảng giải pháp môn Thiền tông học này.
Ông Lâm Ngọc Quân lại hỏi:
- Nếu không ai biết, sao hiện nay có người viết ra “Thiền tông thế kỷ 20”?
Trưởng ban trả lời:
- Quyển Thiền tông thế kỷ 20 chúng tôi có đọc, nhưng quyển sách này, người viết chỉ dịch những lời nói của những “thiền sư“ Trung Hoa, chớ không nói cái chân thật pháp môn Thiền tông này của Đức Phật dạy. Vị này có đề cập đến “Yếu chỉ Thiền tông”, nhưng giải thích “Yếu chỉ Thiền tông” không đúng, còn cao sâu hơn vị này không đề cập đến.
Câu 3: Người hiện nay không chịu tu Thiền tông có 2 nguyên do như sau:
1- Pháp môn Thiền tông này là không sử dụng vật lý.
2- Ai tu pháp môn Thiền tông này tự họ biết chớ người chung quanh không biết được, nên tưởng rằng không ai tu. 
Ông Lâm Ngọc Quân hỏi tiếp:
- Chúng tôi có nghe Đức vua Trần Nhân Tông để lại nhiều bài kệ nói về pháp môn Thiền tông học này.Vậy, xin Trưởng ban cho chúng tôi nghe ít câu kệ mà Đức vua Trần Nhân Tông nói về pháp môn này?
Trưởng ban liền đọc 48 câu kệ của vua Trần Nhân Tông nói về pháp môn Thiền tông học này:
Trong nhà có báu không xài
Đi mời đi thỉnh, “Thầy rài” u mê
U mê không biết đường về
Chỉ toàn tưởng tượng, một bề kiếm xu.
Thiền Thanh Phật dạy ai tu
Chỉ “tu một chữ”, không tu thứ gì
Ở trong Huyền ký Phật ghi
Muốn về quê cũ, chỉ “tu nhất thiền”.
“Nhất thiền”, lại rất linh thiêng
“Buông, Dừng, Thôi, Dứt”, hết liền tử sanh
Thiền tông Phật dạy rõ rành
Không theo vật chất luân hồi “Dừng” ngay.
Ngày xưa Trẫm cứ tìm hoài
Dụng công Quán, Tưởng, mệt nhoài tấm thân
Luân hồi, sinh tử cứ lần
Đưa Trẫm dần dần, theo dòng trầm luân.
Một hôm, Thượng Sỹ trình dâng
Bệ hạ giải thoát chỉ cần “Buông, Thôi”
Thiền tông đừng nghĩ xa xôi
Chỉ “tu nhất tự”, là thôi với mình.
Thiền tông chỉ cần lặng thinh
Nhận ra Phật tánh của mình an vui
Tu thiền phải bỏ cái “Tôi”
Chỉ sống chân thật, hết rồi tử sanh.
Tam giới, là đẹp như tranh 
Tại mình ham muốn, tử sanh kéo mình
Đức vua muốn về quê mình
“Buông” đi tất cả, là mình thảnh thơi.
Trẫm nghe lời dạy ấy rồi
Được vào Bể tánh, hết rồi chuyển luân
Thiền tông Phật dạy chữ “Dừng”
Rơi vào Bể tánh là quê của mình.
Hôm nay thật sự Trẫm mừng
Mừng vì sinh tử đã “Dừng” với Ta
Ngài xưa Đức Phật Thích Ca
Chỉ rõ quê nhà: Bể tánh Tịnh thanh.
Hậu nhân các con hiểu rành
Dính vào vật chất, tử sanh kéo mình
Muốn được giải thoát thì mình
Không làm những chuyện tử sanh luân hồi.
Thiền tông đơn giản vậy thôi
Nếu Tìm hay Kiếm vào đời trầm luân
Lời Trẫm chỉ dạy sáng trưng
Con cháu, cố sức làm theo lời này.
Những chuyện sanh tử đó đây
Không thể lôi kéo mình đây luân hồi
Vì vậy, con cháu nên “Thôi”
Nên “Thôi” tất cả, luân hồi “Dừng” ngay.
Trên đây là 48 câu kệ Đức vua Trần Nhân Tông dạy con cháu và hậu nhân như chúng ta biết pháp tu Thiền tông để trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh. Ngài dạy, trong nhà có của báu nên đem ra sử dụng mà bỏ tiền ra đi thỉnh những ông thầy không biết gì là giải thoát về nhà dạy mình, thật tình mình quá dốt! 
Ông Lâm Ngọc Quân lại hỏi tiếp nữa:
- Tổ tiên chúng ta đã dạy rõ như vậy, ít ra cũng có vài nơi dạy, sao pháp môn Thiền tông học này, chúng tôi không thấy chùa nào dạy?
Trưởng ban trả lời:
- Ở thủ đô Hà Nội có. Ở thành phố Huế có. Ở tỉnh Đồng Nai có. Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có. Nhưng vì những vị này không phổ biến công khai ra thôi.
Vì sao vậy?
Vì pháp môn Thiền tông học này là pháp môn tuyệt bí mật, nên các không phổ biến công khai, mà quí Ngài chỉ phổ biến cho vị nào thật tình muốn tu giải thoát biết thôi.
Ông Lâm Ngọc Quân được rõ thông những câu hỏi của mình, nên hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
TRÍCH QUYỂN "NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG".
thientong.com
thientong.vn

28/10/16


Con là Thiền Gia Đ.T
Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con 16 câu hỏi như sau :
Câu 1: 84 ngàn bong bóng ảo giác được hình thành như thế nào, cơ chế hoạt động ra sao ?
Câu 2: Trung tâm vận hành luân hồi của trái đất vận hành như thế nào, có bao nhiêu cửa, màu sắc của từng cửa ?
Câu 3: Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới vận hành như thế nào, có bao nhiêu cửa, màu sắc của từng cửa?
Câu 4: Ở Phật giới sự sống của những vị Phật diễn ra như thế nào ?
Câu 5: Một vị khi đã có vô lượng công đức và về được Phật giới rồi, “tức đã thành Phật” vậy cần tạo thêm công đức nữa để làm gì?
Câu 6: Khi con rơi vào Thanh tịnh của tánh Phật, con thấy rất rõ đầu và thân con tách rời không dính nhau, như vậy con thấy có đúng không? Nếu đúng, thì xin Thầy cho con biết tại sao đúng? Nếu sai, xin Thầy cho con biết tại sao sai?
Câu 7: Theo con hiểu, luân hồi của một con người là do sự ham muốn của tánh Phật,con hiểu như vậy có đúng không? Nếu đúng, thì xin Thầy cho con biết tại sao con hiểu đúng ? nếu sai xin Thầy cho con biết tại sao sai?
Câu 8: Tánh Phật là sự sống của muôn loài,nếu không có tánh Phật, tức không có muôn loài,vậy tại sao tánh Phật vào trái đất để xin làm con người để tạo công đức ? như vậy sự sống của muôn loài và con người trước đó là như thế nào?
Câu 9: Khi tinh nam và noãn nữ hút cứng với nhau và chuyển động, thì hình thành ra mấy cái vỏ bọc ? nguyên lý hình thành của từng vỏ bọc ?
Câu 10: Vỏ bọc Tánh người và Trung ấm thân, khác nhau như thế nào? Tác dụng của từng cái ?
Câu 11: Trung ấm thân hình thành như thế nào?
Câu 12: Một con người có tổng cộng bao nhiêu Trung ấm thân?
Câu 13: Mỗi một Trung ấm thân có nhiệm vụ như thế nào màu sắc ra sao?
Câu 14: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu Thanh tịnh thiền chứng “Tam minh Lục thông” và “Ngũ nhãn”, còn người Tu hành có chứng có đắc, vậy hai phần chứng đắc này khác nhau như thế nào?
Câu 15 : Đức Phật dạy vượt Hải Triều dương có câu :
Ầm ầm Vọng thức dậy
Cuồn cuộn Vọng tánh dâng
Tạo thành bờ ngăn cách
Giữa sanh tử vô sanh.
Xin Thầy cho con biết nghĩa của những câu này?
Câu 16 : Đến đây ngã rẽ hai đường, đường về lục đạo, đường về vô sanh.
Xin Thầy cho con biết ngã rẽ này ở đâu? 
Con xin cám ơn Thầy
Con chúc Thầy và gia đình nhiều sức khỏe.
TP.HCM Ngày 5 tháng 10 năm 2016
Con: Thiền Gia Đ.T
BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU ĐÁP:
Câu hỏi 1: 84 ngàn bong bóng ảo giác được hình thành như thế nào, cơ chế hoạt động ra sao? 
ĐÁP CÂU HỎI 1: 
* 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác nó xuất phát như sau:
- Tánh Phật bị dính cứng vào da thịt của con người. Vì vậy, 4 thứ tánh Phật: Thấy, Nghe, Nói và Biết. Cơ thể con người phải hoạt động, thì 4 thứ tánh Phật mới: Thấy, Nghe, Nói và Biết của tánh Phật, mới biết được. Mà con người hoạt động được là nhờ quả tim co bóp. 
Mà cái gì làm cho nó co bóp? 
- Chính là nhờ 2 dòng điện từ Âm Dương đang bảo quản quả tim.
- Điện từ Âm Dương là loại điện từ có rất nhiều màu sắc.
- Còn máu trong quả tim có màu đỏ.
- Khi điện từ Âm Dương bóp quả tim. Máu trong quả tim lưu thông, là nhờ 2 dòng điện từ này dẫn đi và kéo về. Trong máu tự nhiên phát ra Hằng hà sa số màu sắc. Vì vậy, tánh thấy của tánh Phật thấy phải nhờ căn mắt mới thấy ra ngoài được. Cái thấy này, nó phải xuyên qua các lớp của con mắt. Tức nó phải xuyên qua Hằng hà sa số màu sắc của điện từ Âm Dương và máu tạo nên màu sắc này. Vì số lượng màu sắc của máu và điện từ Âm Dương này quá nhiều như vậy, nên Đức Phật sử dụng con số 8 muôn 4 ngàn, gọi là cái bong bóng ảo giác thấy.
Vì sao Đức Phật sử dụng con số 8 muôn 4 ngàn? 
* Con số này có ý nghĩa như sau:
- Đức Phật dạy nơi trái đất này: Có 8 phương 4 hướng. Dù phương hay hướng nào, cũng không ngoài tánh Phật biết.
Câu hỏi 2: Trung tâm vận hành luân hồi của trái đất vận hành như thế nào, có bao nhiêu cửa, màu sắc của từng cửa? 
ĐÁP CÂU HỎI 2: 
- Trung tâm vận hành luân hồi của trái đất, là nơi Trung tâm trục quay của trái đất, vào nơi Trung tâm trục quay này, không bị lực quay ly tâm của trái đất. Vì vậy, ở Trung tâm này không bị cuốn hút của điện từ Âm Dương, nên không bị luân hồi. Vào được Trung tâm này có 2 cửa:
* Cửa hút vào trái đất, gọi cửa Hải triều Âm, có nhiện vụ hút:
- Một: Hút vỏ bọc tánh Phật từ Phật giới, vào trái đất muốn làm thân con người.
- Hai: Hút Trung ấm thân, chở vỏ bọc tánh Phật, hưởng hết nghiệp phước đức từ các cõi Trời hoặc nước Tịnh Độ trở lại trái đất.
* Cửa đẩy ra trái đất, gọi cửa Hải triều Dương, có nhiện vụ đẩy:
1/- Trung ấm thân mang tánh Phật và khối công đức ra ngoài trái đất để trở về Phật giới.
2/- Trung ấm thân mang tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương ra ngoài trái đất, để đi hưởng nghiệp phước đức ở các cõi Trời hay nước Tịnh Độ.
Đức Phật dạy màu sắc 2 cửa này:
- Cửa Hải triều Âm: Có tiếng rít như gió thật lớn, màu sắc tại cửa này có màu trắng như sương ban mai. 
- Cửa Hải triều Dương: Có tiếng động thật lớn, như 2 vật cọ sát nhau, màu sắc tại cửa này là cũng trắng, giống như hơi nước.
Câu hỏi 3: Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới vận hành như thế nào, có bao nhiêu cửa, màu sắc của từng cửa ?
ĐÁP CÂU HỎI 3: 
- Trung tâm vận hành luân hồi tam giới, là nơi Trung tâm trục quay của tam giới; trục quay này có 2 cửa:
- Một là cửa Hải triều Âm: Chuyên hút vỏ bọc tánh Phật từ Phật giới vào trái đất muốn làm thân con người.
- Màu sắc: Có màu vàng thật đậm. 
- Hai là cửa Hải triều Dương: Duy nhất, chỉ đẩy Như Lai tàng trở về Phật giới.
- Màu sắc: Có màu vàng sáng và lóng lánh.
Câu hỏi 4: Ở Phật giới sự sống của những vị Phật diễn ra như thế nào ?
ĐÁP CÂU HỎI 4: 
*Đức Phật dạy: Trong thế giới Mười phương chư Phật sống, có 6 chư Phật:
1/- Vị Phật có công đức vô lượng: Có nhiệm vụ quan sát khắp trong Càn khôn vũ trụ, có loài người nào, tha thiết muốn trở về Phật giới. Phân thân, ứng thân hay hóa thân đến giúp người đó trở về Phật giới.
2/- Vị Phật có công đức nhiều: Có nhiệm vụ quan sát khắp trong Đại thiên thế giới, xem có loài người nào, ham muốn trở về Phật giới. Phân thân, ứng thân hay hóa thân đến giúp người đó trở về Phật giới.
3/- Vị Phật có công đức khá: Có nhiệm vụ quan sát khắp trong Trung thiên thế giới, xem có loài người nào, ham muốn trở về Phật giới. Phân thân, ứng thân hay hóa thân đến giúp người đó trở về Phật giới.
4/- Vị Phật có công đức vừa: Có nhiệm vụ quan sát khắp trong Tiểu thiên thế giới, xem có loài người nào, ham muốn trở về Phật giới. Phân thân, ứng thân hay hóa thân đến giúp người đó trở về Phật giới.
5/- Vị Phật có công đức ít: Có nhiệm vụ quan sát khắp trong 1 Tam giới, xem trong trái đất nào có loài người muốn trở về Phật giới. Phân thân, ứng thân hay hóa thân đến giúp người đó trở về Phật giới.
6/- Vị Phật có công đức quá ít: Có nhiệm vụ quan sát nơi trái đất vị Phật đó sống trước kia, xem có người nào muốn trở về Phật giới. Phân thân, ứng thân hay hóa thân đến giúp người đó trở về Phật giới.
Câu hỏi 5: Một vị khi đã có vô lượng công đức và về được Phật giới rồi, “tức đã thành Phật” vậy cần tạo thêm công đức nữa để làm gì?
ĐÁP CÂU HỎI 5: 
- Tuy đã thành Phật, nhưng vì giáo pháp Thiền tông của vị Phật đó vẫn còn lưu hành, nên công đức tự nhiên phải chảy về Pháp thân thanh tịnh của vị Phật này, cũng như Kim thân của vị Phật ấy.
Câu hỏi 6: Khi con rơi vào Thanh tịnh của tánh Phật, con thấy rất rõ đầu và thân con tách rời không dính nhau, như vậy con thấy có đúng không? nếu đúng,thì xin Thầy cho con biết tại sao đúng ? nếu sai xin Thầy cho con biết tại sao sai ?
ĐÁP CÂU HỎI 6:
- Khi được rơi vào tánh thanh tịnh tánh Phật của chính mình, thấy đầu và thân mình tách rời ra, đây là rất đúng.
Đức Phật dạy phần này như sau:
- Cái đầu là nơi tánh Phật ngự để điều hành toàn thân. Vì vậy, khi tâm được thanh tịnh, thì có cảm giác là đầu và thân như rời ra. Nhưng có một điều là, đây là cảm giác, của thân tứ đại con người.
Câu hỏi 7: Theo con hiểu, luân hồi của một con người là do sự ham muốn của tánh Phật, con hiểu như vậy có đúng không ? nếu đúng,thì xin Thầy cho con biết tại sao con hiểu đúng ? nếu sai xin Thầy cho con biết tại sao sai ?
ĐÁP CÂU HỎI 7:
- Câu này hiểu như vậy là rất đúng.
Vì sao?
- Vì tánh Phật ham muốn tạo ra công đức để thành là một Kim thân Phật.
- Nhưng vì tánh Phật vào tử cung của người nữ, nên quên hết cái ham muốn của tánh Phật, nên tánh Phật sử dụng cái Tưởng và hành động của thân con người, nên đi theo luân hồi của trái đất và Tam giới này.
Câu HỎI 8: Tánh Phật là sự sống của muôn loài, nếu không có tánh Phật, tức không có muôn loài, vậy tại sao tánh Phật vào trái đất để xin làm con người để tạo công đức ? như vậy sự sống của muôn loài và con người trước đó là như thế nào ?
ĐÁP CÂU HỎI 8:
- Câu hỏi này, phải hỏi cái ban đầu của vạn vật. 
Đức Phật có dạy:
- Khi Như Lai sử dụng Phật nhãn, nhìn biên giới Vũ trụ, nhìn hoài mà không thấy biên giới, nên Đức Phật thấy Vũ trụ là vô biên.
- Khi Như Lai sử dụng Phật nhãn, nhìn loài người đầu tiên, nhìn hoài mà không thấy con người ban đầu, nên Đức Phật gọi người ban đầu là vô thủy.
Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu, lấy 2 phần nói trên đáp cho Thiền gia. 
- Đức Phật lập ra đạo, duy nhứt là giúp con người thoát ra ngoài qui luật nhân quả luân hồi của trái đất và tam giới để trở về Phật giới. 
Khi về Phật giới rồi, có Phật nhãn, mặc tình mà hiểu.
Câu hỏi 9: Khi tinh nam và noãn nữ hút cứng với nhau và chuyển động, thì hình thành ra mấy cái vỏ bọc ? nguyên lý hình thành của từng vỏ bọc ?
ĐÁP CÂU HỎI 9:
Khi tinh Nam và noãn Nữ chuẩn bị hút cúng với nhau, thì tánh Phật được hút vào, điện từ Âm Dương bao quanh lại, tạo thành là cái vỏ bọc gọi là vỏ bọc tánh người, chỉ là 1 cái mà thôi. 
Sở dĩ có sanh đôi sanh ba, là những Trung ấm thân này mang tánh Phật đã tạo nghiệp, nên đồng loạt vào vỏ bọc tánh người, hoặc vào trước vào sau, nhưng không quá 12 ngày. 
Vì sao?
- Vì sau 12 ngày, tử cung của người nữ được đóng kín lại.
Câu hỏi 10: Vỏ bọc Tánh người và Trung ấm thân, khác nhau như thế nào, tác dụng của từng cái? 
ĐÁP CÂU HỎI 10:
- Vỏ bọc tánh người, ví như là cái nhà, còn Trung ấm thân ví như là phương tiện chuyên chở vậy.
- Vỏ bọc tánh người, là vỏ bao bọc toàn bộ những gì mà tánh Phật sử dụng tánh người mang vào, còn Trung ấm thân là từng phương tiện để chở ông chủ nhà đi hưởng phước Dương hoặc trả qua xấu vậy.
Câu hỏi 11: Trung ấm thân hình thành như thế nào ? 
ĐÁP CÂU HỎI 11:
- Trung ấm thân hình thành là do sự ham muốn của tánh người. Giống như người có cái nhà mà ham muốn các loại phương tiện chuyên chở vậy. 
Còn hình thành như thế nào, là do tánh Phật ham muốn.
Ví dụ:
- Tánh người ham muốn đi biển, thì sắm tàu. Ham muốn đi đường bộ, thì sắm xe hơi, v.v…
Câu hỏi 12: Một con người có tổng cộng bao nhiêu Trung ấm thân ?
ĐÁP CÂU HỎI 12: 
- Con người có tổng công 6 Trung ấm thân. Mỗi Trung ấm thân đều khác biệt nhau, gồm:
1/- Trung ấm thân chở tánh Phật và khối công đức về Phật giới.
2/- Trung ấm thân chở tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương, đi hưởng nghiệp phước đức ở các cõi Trời hay nước Tịnh Độ.
3/- Trung ấm thân chở tánh Phật và khối nghiệp Sát hại đi làm loài Súc Sanh.
4/- Trung ấm thân chở tánh Phật và khối nghiệp Ác đức, đi vào các tầng Địa Ngục. 
5/- Trung ấm thân chở tánh Phật và khối nghiệp nhẹ vào dòng tộc, để thay phiên nhau trong dòng tộc. 
6/- Trung ấm thân chở tánh Phật và khối nghiệp Lường gạt người khác vào làm các loài thực vật.
Câu hỏi 13: Mỗi một Trung ấm thân có nhiệm vụ như thế nào màu sắc ra sao?
ĐÁP CÂU HỎI 13:
- Mỗi Trung ấm thân, gọi là phương tiện, chuyên chở vỏ bọc tánh Phật đi về Phật giới hoặc đi hưởng phước. Vì vậy, có nhiệm vụ khác nhau.
Về màu sắc có căn bản:
1/- Trung ấm thân chở tánh Phật về Phật giới có màu sắc sáng trưng.
2/- Trung ấm thân chở tánh Phật đến cõi trời Vô sắc, có màu sắc không màu. 
3/- Trung ấm thân chở tánh Phật đến cõi trời Hữu sắc và nước Tịnh Độ có 12 màu sắc đẹp và rực rỡ. 
4/- Trung ấm thân chở tánh Phật đến cõi trời Dục giới, có 5 màu sắc: Xanh, vàng, đỏ, trắng, nhưng tất cả đều nhạt. 
5/- Trung ấm thân chở tánh Phật vào loài Thần, có 3 màu sắc rất đậm: Đỏ, đen, vàng.
6/- Trung ấm thân chở tánh Phật vào dòng tộc có màu trắng.
7/- Trung ấm thân chở tánh Phật vào các loài Súc Sanh, vào loài nào, có màu sắc giống loài đó. 
8/- Trung ấm thân chở tánh Phật vào Địa Ngục, có màu đen thật đậm và nhạt, chia ra 18 màu, tùy theo Địa Ngục mà Trung ấm thân vào.
9/- Trung ấm thân chở tánh Phật vào các loài Thực vật, vào loài nào, thì có màu sắc giống như loài đó.
Câu hỏi 14: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu Thanh tịnh thiền chứng “Tam minh Lục thông” và “Ngũ nhãn”, còn người Tu hành có chứng có đắc, vậy hai phần chứng đắc này khác nhau như thế nào ?
ĐÁP CÂU HỎI 14:
* Tam minh là 3 cái sáng.
* Lục thông là 6 cái thông suốt.
1/- Thiên nhãn minh: Mắt nhìn thấy trong tam giới này, cũng như Hằng hà sa số tam giới trong Càn khôn vũ trụ.
2/- Lậu tận minh: Mắt nhìn thấy được suốt dòng đời của một một tánh Phật mượn thân người đi luân hồi trong 1 tam giới.
3/- Túc mạng minh: Mắt nhìn thấy được đầy đủ, tất cả các hành tinh trong Càn khôn vũ trụ này. 
* Lục thông:
1/- Mắt nhìn thấy được thông rất xa.
2/- Tai nghe tiếng được thông rất xa.
3/- Mũi ngửi mùi được thông các mùi.
4/- Lưỡi nếm vị được thông đắng, cai, ngọt, chua, chát, v.v…
5/- Ý suy nghĩ gì đều được thông.
6/- Thân xúc chạm vật gì cũng được thông.
Câu hỏi 15: Đức Phật dạy vượt Hải Triều dương có câu :
Ầm ầm Vọng thức dậy
Cuồn cuộn Vọng tánh dâng
Tạo thành bờ ngăn cách 
Giữa sanh tử vô sanh.
Xin Thầy cho con biết nghĩa của những câu này ?
ĐÁP CÂU HỎI 15:
* Đức Phật dạy tại cửa Hải triều dương này, là tại vọng thức của con người, nó sanh ra vô số vọng, như:
1/- Vọng thức muốn về Phật giới.
2/- Vọng thức muốn đi hưởng phước tam giới.
3/- Vọng thức nói mình không tự đi được, mà phải cầu xin người khác.
4/- Vọng thức cho mình là thấp hèn, phải lạy người khác giúp đở.
5/- Vọng thức nói mình phải cúng cho người khác ăn, người khác giúp mình.
6/- Vọng thức nói lạy xin Thượng Đế rước mình về nước Thiên Đàng ở. 
7/- Vọng thức nói lạy xin Đức Phật A Di Đà, xin Đức Phật rước mình về nước Tịnh Độ ở. 
8/- Vọng thức nói niện câu thần chú sẽ về được Phật giới.
V.v…
Vì có quá nhiều vọng thức như vậy, nên Đức Phật dạy như nói trên.
Câu hỏi 16: Đến đây ngã rẽ hai đường,đường về lục đạo, đường về vô sanh.
Xin Thầy cho con biết ngã rẽ này ở đâu ? 
ĐÁP CÂU HỎI 16:
- Ngã rẻ hai đường là nói ra ngoài cửa Hải triều dương trái đất.
- Khi Trung ấm thân mang vỏ bọc tánh Phật có khối công và khối phước đức ra ngoài cửa Hải triều dương trái đất, thì ngoài cửa Hải triều dương này, tánh Phật phát ra 2 ý: 
- Một là, muốn về Phật giới. 
- Hai là, muốn đi hưởng phước đức ở tam giới.
Tánh Phật vừa ra cửa Hải triều dương này, phát ra hai ý như nói trên, nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diễn tả ngoài cửa Hải triều dương này bằng câu:
Ra đây ngã rẽ hai đường
Kẻ theo lục đạo, người về vô sanh.
Chùa Thiền tông Tân Diệu, ngày 26 tháng 10 năm 2016.


29/2/16


Khi nhận xong lời dạy của Đức Thế Tôn, ông A Nan Đà có trình thưa hỏi Đức Phật thêm:
- Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn vừa dạy cụ Thường Pháp Tín về tu Thanh Tịnh thiền, cụ ấy đã giác ngộ được lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng con sẽ biên tập lại những lời quý báu ấy, để có đủ trọn lời của Đức Thế Tôn dạy sau cùng và ban đầu, kính xin Đức Thế Tôn dạy lại những lời dạy ban đầu mà Đức Thế Tôn dạy 5 anh em ông Kiều Trần Như cũng như 4 người bạn đồng tu với ông ấy, để con ghi chép lại cho đầy đủ, kính xin Đức Thế Tôn dạy con? 
Đức Phật dạy ông A Nan Đà và đại chúng:
Phần này, Như Lai nhờ ông A Nhã Kiều Trần Như thuật lại, nếu có gì thiếu sót Như Lai sẽ bổ túc thêm.
Đức Phật liền gọi ông A Nhã Kiều Trần Như thuật lại cơ duyên mà ông Kiều Trần Như được Đức Phật đầu tiên dạy đạo, ông cùng 4 người em và 4 người bạn đồng tu giác ngộ được “Yếu chỉ Phật ngôn”. 
Ông A Nhã Kiều Trần Như kể lại cho ông A Nan Đà và đại chúng nghe dưới sự chứng kiến của Đức Thế Tôn, ông kể:
- Đầu tiên, Đức Thế Tôn tu khổ hạnh cùng 5 anh em chúng tôi:
1- Tôi là A Nhã Kiều Trần Như. 
2- Các em tôi là Kiều Trần Na.
3- Kiều Trần Nhi.
4- Kiều Trần Thi.
5- Kiều Trần Nga.
Và bốn người bạn:
1- Ông Bạt Đề hay Tiểu Hiền.
2- Ông Thực Lực hay Khởi Tín.
3- Ông Ma Nam hay Đại Danh.
4- Ông Át Bệ hay Mã Sư, cũng gọi là Mã Thắng.
Chín anh em tôi lúc đầu tu khổ hạnh với Đức Thế Tôn, sau Đức Thế Tôn bỏ 9 anh em chúng tôi đi tu pháp môn khác. Chúng tôi tưởng rằng Đức Thế Tôn thối chí, bỏ tu. Hai năm sau, Đức Thế Tôn tìm đến chúng tôi nói là Ngài đã chứng được “Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”, chúng tôi không tin. Đức Thế Tôn nói mấy lần mà anh em chúng tôi cũng không tin. Sau cùng, Đức Thế Tôn gọi 9 anh em chúng tôi lại bảo:
- Các ông ở lại đây ít lâu, Ta sẽ chứng minh cho các ông biết là Ta đã chứng được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. 
Đức Thế Tôn liền nhìn lên hư không và nói:
- Này Thần Kim Cương: Ta là Thái tử Tất Đạt Đa, trong Hoàng triều thường gọi Ta là Sĩ Đạt Ta. Từ nhiều kiếp trước, Ta là môn đồ của Đức Phật Nhiên Đăng. Đức Phật Nhiên Đăng có thọ ký cho ta rằng: Sau này, ở cõi Ta bà, Ta sẽ được thành Phật hiệu là Thích Ca Văn. Hôm nay, Ta tu Thanh Tịnh thiền, đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chín người có mặt nơi đây là những người trợ giúp Ta thành lập ra Giáo đoàn đạo Giác ngộ, để giáo hóa loài người ở cõi Nam Diêm Phù Đề này. Nguồn gốc của con người nói riêng, còn nói chung là chúng sanh, ban đầu là ở trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”. Vậy, Thần Kim Cương hãy giúp Ta; vì Ta nói hoài mà bọn họ không tin. 
Đức Thế Tôn vừa dứt lời, trên hư không, bỗng trời sáng rực, ánh sáng mát diệu, Thần Kim Cương liền xuất hiện và có lời rằng:
- Này 5 anh em ông A Nhã Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu với Thái tử Tất Đạt Đa: Hôm nay, Thái tử Tất Đạt tu Thanh Tịnh thiền đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, các ông có bổn phận phụ giúp Thái tử thành lập ra Giáo đoàn đạo Giác ngộ để hoằng dương giáo hóa pháp môn Thanh Tịnh thiền này, để giúp cho loài người ở cõi Ta bà này giác ngộ và giải thoát. Khi Thái tử đã hoàn tất công việc của Ngài, cũng là lúc các ông viên mãn công đức. Khi các ông được viên mãn công đức rồi, thì các ông cũng được trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, là nơi Mười phương chư Phật sinh sống, tức là Phật giới.
Vị Thần Kim Cương nói tiếp:
Hiện nay, Thái tử Tất Đạt Đa đã thành Phật nên được 10 danh hiệu như sau: 
1- Ứng cúng: Được Người và Trời cúng dường.
2- Chánh biến tri: Cái biết chân chánh và tột cùng, có thể dùng thần thông minh họa.
3- Minh hạnh túc: Việc làm thật trong sáng và đầy đủ.
4- Thiện thệ: Thệ nguyện rằng: luôn làm các điều lành.
5-Thế gian giải: Giải được tất cả các pháp môn của thế gian này đến chỗ chân thật.
6-Vô thượng sỹ: Dù cái học thức của thế giới này có cao bao nhiêu cũng thua cái hiểu biết của người giác ngộ.
7- Điều ngự trượng phu: Thu phục tất cả những người ở cõi nhân gian này, dù là vua hay quan.
8-Thiên, Nhân, sư: Làm Thầy tất cả các cõi trời và tất cả các loài người.
9- Phật: Giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn trùm khắp, không tối tăm bất cứ chỗ nào.
10-Thế Tôn: Tại thế giới này hay trong tam giới này, ai ai cũng tôn kính Ngài.
Vì vậy, Ngài được hiệu là:
- Giáo chủ trong cõi Ta bà này, tức không ai hơn Ngài được. Do đó, Thái tử Tất Đạt Đa bắt đầu là một vị Pháp Vương Vô Thượng, mở đường giáo hóa chúng sanh khắp trong cõi Ta bà này để vượt ra ngoài thế giới loài người bằng pháp môn Thanh Tịnh thiền.
Vậy, các ông hãy phụ giúp Ngài thành lập ra Giáo đoàn đạo Giác ngộ, để giáo hóa loài người. 
Vừa nghe vị thần Kim Cương nói xong: Năm anh em chúng tôi và bốn người bạn đồng tu liền đảnh lễ Thái tử và gọi danh Thái tử Tất Đạt Đa là “Thế Tôn”. Các anh em chúng tôi và các người bạn cùng tu đồng ý giúp Thái tử Tất Đạt Đa thành lập ra Giáo đoàn đạo Giác ngộ. Để xứng đáng là người đứng trong hàng ngũ Giáo đoàn, Đức Thế Tôn liền dạy anh em chúng tôi và 4 người bạn biết pháp môn Thanh Tịnh thiền. Để 5 anh em chúng tôi và 4 người bạn nhận ra chỗ sâu mầu của pháp môn Thanh Tịnh thiền này, nên Đức Thế Tôn dạy 5 anh em chúng tôi và 4 người bạn đồng tu như sau: 
Đức Thế Tôn dạy:
- Này các anh em ông Trần và 4 người bạn: Cồ Đàm ta đưa ra ví dụ về “Bụi trần” để 5 anh em ông và 4 người bạn hiểu, thì việc ngộ đạo không khó.
Các ông muốn biết sự thật tại thế giới này, hay trong 1 tam giới, hoặc khắp trong càn khôn vũ trụ này. Đầu tiên, các ông phải hiểu 2 phần căn bản như sau:
Một: Tổng thể thân của các ông là do 8 thứ duyên hợp lại gồm có: 1- Đất. 2- Nước. 3- Gió. 4- Lửa. 5- Tổng nghiệp. 6- Tánh Phật. 7- Tánh người. 8- Điện từ Âm Dương.
Hai: Trong thân của các ông có 2 Tánh:
1- Tánh Phật: gồm có: Thấy, Nghe, Nói, Biết. Công dụng của 4 thứ này như sau:
A- Thấy: Lúc nào cũng thấy gọi là hằng Thấy:
B- Nghe: Lúc nào cũng nghe gọi là hằng Nghe.
C- Nói: Lúc nào cũng rung động, khi muốn phát ra tiếng là có tiếng gọi là hằng Pháp.
D-Biết: Lúc nào cũng biết 3 thứ trên gọi là hằng Tri.
Ba: Tánh người gồm có 16 thứ: 1- Thọ. 2. Tưởng. 3. Hành. 4- Thức. 5- Tài. 6- Sắc. 7- Danh. 8- Thực. 9- Thùy. 10-Tham. 11- Si. 12- Mạn. 13- Nghi. 14- Ác. 16- Kiến. 
* Mười sáu thứ nói trên nó lại bị bao phủ lên 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng cấu tạo bằng vô số màu sắc ảo giác của điện từ Âm Dương nữa. Tổng thể của một con người nó là như vậy. Các thứ nói trên gộp lại thành là cái Ngã chấp, tức chấp có Ta hay chấp có Tôi.
* Trong thân của một con người có Phật tánh. 
Ông Bạt Đề liền hỏi: 
- Đã có Phật tánh sao không biết đường thoát ra ngoài?
Đức Thế Tôn dạy:
- Tuy có Phật tánh, nhưng vì Phật tánh bị Tánh người bao bọc và giữ lại, nên cái Biết của tánh Phật bị sai lệch. Do vậy, không biết được đường chính xác để thoát ra.
Đã vậy, lại bị 2 hạng người sau đây lường gạt nữa, 
- Thứ nhất: Ai muốn giải thoát họ sẽ giúp cho; nhưng phải tin tuyệt đối lời của họ dạy, thì họ mới giúp cho giải thoát. Hạng ngưởi này cũng là Phàm phu như bao nhiêu người khác. 
Thứ hai: Người trung gian phụ họa và hù dọa thêm: 
- Ai muốn vị này giúp giải thoát hãy đưa tiền cho người trung gian này, thì ông ta sẽ trình với vị nói trên.
Lời bịa trơ trẽn như vậy mà lại có rất nhiều người tin.
Vì sao vậy?
Vì loài người có cái Tưởng và Tham là mạnh nhất, nên nghe ai nói đúng cái Tưởng và Tham của mình là nghe theo, dù có phải bán nhà giao cho họ cũng làm, không cần suy nghĩ gỉ cả. Đã vậy mà còn kêu gọi những người xung quanh ngu theo mình nữa!
Đức Thế Tôn dạy tiếp:
Người nào muốn giải thoát chỉ cần rõ thông 4 thứ như sau là được: 
Một: Giải thoát là gì?
Hai: Bẳng phương cách nào?
Ba: Giải thoát đi về đâu?
Bốn: Nơi mình đến cuộc sống ra sao?
Bốn phần trên thông suốt rồi, chỉ mới hiểu được 50% thôi. 
Đức Đức Thế Tôn dạy tiếp 9 anh em chúng tôi:
Để các ông đủ tư cách đứng vào hàng ngũ Giáo đoàn đạo Giải thoát thì các ông phải thông hiểu: 
- Trong 1 tam giới có 6 đường luân hồi; trong 6 đường luân hồi này như sau: 
Một: Trái đất này cấu tạo bằng 5 thứ: Đất. Nước. Gió. Lửa. Điện từ Âm Dương, là nơi Ngũ thú tạp cư, tức 5 loài sống chung, gồm:
1-Loài Thần, cũng gọi là A Tu La.
2-Loài Người.
3-Loài Ngạ quỷ.
4-Loài Súc sanh.
5-Loài Địa ngục.
Hai: Các loài Trời.
Các loài Trời có đến 33 hành tinh, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, gồm:
- Cõi Trời Dục giới.
- Cõi Trời Hữu Sắc giới.
- Cõi Trời Vô Sắc giới.
Nếu nói đủ: Trong 1 Tam giới có đến 45 hành tinh có sự sống. Phần này, Như Lai sau này mới dạy. Hôm nay, chỉ dạy các ông căn bản để nhận ra Phật tánh của mỗi người, để các ông xứng đáng là 1 thành viên trong Giáo đoàn đạo Giải thoát của Như Lai thôi. 
Như Lai dạy các ông căn bản sau đây để nhận ra cái gì là chân thật làm sự sống của các ông, nói gọn đó là Phật tánh. 
Như Lai đưa ra ví dụ sau đây: nếu các ông kiên trì, thật chú ý, cố gắng nghe, chắc chắn sẽ biết cái nào Phật tánh và cái nào là tánh Người. 
Khi các ông đã hiểu, gọi là Giác ngộ. Tiến xa hơn một bước nữa thấu triệt những gì mà Như Lai dạy, gọi là đạt được “Bí mật Phật tánh”. 
Nếu trong các ông, ai có đại duyên đại phúc nhận và thấy được rõ ràng Tánh Thanh tịnh của chính các ông. Tánh Thanh tịnh này sẽ nhìn thấy được màn trong suốt ngăn cách giữa Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, là nơi Mười phương chư Phật sinh sống, đó cũng là quê hương chân thật của mỗi người đó, cũng gọi là Phật giới.
Sao gọi là Phật giới?
- Vì là nơi Mười phương chư Phật sinh sống.
- Cái màn trong suốt này, Như Lai gọi là “Cửa Hải Triều Âm".
Vì sao Như Lai gọi như vậy?
- Vì tại ranh giới này:
* Bên Phật giới rất Thanh tịnh.
* Còn bên thế giới loài người, điện từ Âm Dương cuốn hút thật mãnh liệt để tạo thành vòng luân hồi, kéo tất cả những gì có mặt nơi thế giới này đi theo chu kỳ: Thành - Trụ - Hoại - Diệt!
Đức Thế Tôn dạy:
Vị nào muốn vào Phật giới sinh sống, thì phải hiểu như sau:
Một: Hết duyên sống nơi thế giới này.
Hai: Phải có ít hoặc nhiều công đức.
Vậy, các ông chú ý nghe Như Lai dùng “Bụi trần” để ví dụ, các ông nhận ra cái nào là thật và cái nào là không thật, tự nhiên các ông biết.
Như buổi sáng hay xế chiều, ánh sáng của mặt trời chiếu qua khe cửa hay khe vách, các ông thấy ánh sáng chiếu qua các khe ấy, trong ánh sáng ấy có những hạt bụi bay lơ lửng.
* Ánh sáng và hư không Như Lai tạm ví là “Phật tánh”.
* Những hạt bụi ví là “Vọng tưởng tánh của con người”.
* Hai thứ này tuy ở chung một chỗ, nhưng thứ nào ra thứ nấy, không dính nhau. Trong chuyên môn của người tu Thiền Thanh tịnh, gọi là Tuệ tri, tức thấy biết chân thật. Ai thấy biết thật rõ ràng như vậy rồi, muốn giải thoát thì phải thực hành như sau:
1- Phải nhận ra và sống với tánh Phật thanh tịnh của chính mình.
2- Không dính mắc với vật chất và tánh Vọng của chính mình, danh từ chuyên môn gọi là Vô trụ.
3- Vận hành vật lý Âm Dương để tạo ra nhân quả nơi thế giới này. 
Ai biết được như vậy, muốn thoát ra ngoài thế giới vật lý này thì mới thoát được.
Đức Thế Tôn dạy thật rõ:
- Phật tánh là Thanh tịnh.
- Vọng tánh là lôi kéo đi trong Lục đạo luân hồi.
- Muốn giải thoát, duy nhất là phải luôn sống với tánh Phật của chính mình, khi thuần thục tự nhiên được tự tại, tức đã được giải thoát rồi, nhưng giải thoát này còn nằm trong sức hút của vật lý thế giới này. Muốn giải thoát để bước qua cửa Hải Triều Âm thì phải biết tạo ra công đức thì mới qua cửa này được.
Đức Thế Tôn liền nói bài kệ về ý nghĩa này như sau:
"Phật tánh, không nay, không xưa
Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa
Người thấy sanh tử, dây dưa
Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết bàn".
Vừa nghe Đức Thế Tôn nói xong bài kệ, 5 anh em chúng tôi và 4 người bạn cùng tu liền ùa khóc và đảnh lễ Đức Thế Tôn; Đức Thế Tôn biết được chín người chúng tôi đã ngộ đạo, liền nói tiếp bài kệ thứ 2:
"Sự thật, lẽ thật ở ta
Ngoài ta tìm lẽ thật ắt theo tà
Theo tà phải đi theo trong lục đạo
Vào lục đạo biết kiếp nào ra!".
Vừa nghe Đức Thế Tôn dạy 2 bài kệ xong, tôi là A Nhã Kiều Trần Như, đại điện cho 8 người, liền xuất khẩu đọc làm bài kệ 16 câu để trình chỗ sở ngộ của 9 chúng tôi:
Kệ rằng:
" Lang thang muôn nẻo tìm cầu
Triệu đời, tỷ kiếp, chuyện không đâu
Hôm nay nghe được Cồ Đàm dạy
Chúng tôi nhận được quý hơn Châu.
Ân đức này chúng tôi mãi ghi 
Tức khắc truyền đi chẳng khó chi
Bỏ Vọng, bỏ Chơn là chính “Nó”
Mãi mê tìm kiếm thật ngu si.
Dụng công tìm kiếm Phật làm chi
Trực nhận Tánh chân, ngộ tức thì
Trần kia xao xuyến phải lìa bỏ
Tánh kia tịnh, sáng, nhận ngay đi.
Cám ơn người bạn trước cùng tu
Chỉ chỗ thâm sâu thật tối mù
Hôm nay chúng tôi thật sự biết
Nhận ra Phật tánh không cần tu".
Đức Thế Tôn nghe anh em chúng tôi trình bày kệ xong, biết anh em chúng tôi đã giác ngộ đến chỗ thâm sâu của pháp môn Thanh Tịnh thiền, nên ấn chứng rằng:
"Đầu tiên Như Lai thuyết đạo mầu
Các ông triệt ngộ chỗ thâm sâu
Như Lai mừng các ông thấu hiểu
Ngọc châu Như Ý chẳng tìm đâu.
Nói xong bài kệ 4 câu, Đức Thế Tôn nói với 5 anh em chúng tôi và 4 người bạn cùng tu rằng:
- Hôm nay các ông đã triệt ngộ lời của Như Lai dạy, vậy các ông hãy cùng Như Lai thành lập Giáo đoàn đạo Giác ngộ để truyền bá pháp môn Thanh Tịnh thiền này. Trước, giúp cho loài người ở cõi Ta bà này. Sau, giúp loài người hậu thế biết cấu tạo của vạn vật cũng như thế giới này nói hẹp, còn nói rộng là khắp trong càn khôn vũ trụ này, để mọi người không bị lầm mê nữa, nhờ vậy chuyện giác ngộ và giải thoát rất dễ dàng. 
Vì sao được dễ dàng? 
Vì khi người tu nhận ra lý chân thật nơi thế giới này cũng như trong 1 tam giới hay Hằng hà sa số tam giới khác, nếu ai muốn giải thoát ra ngoài thế giới loài người, chỉ cần thực hiện thật đúng lời dạy của Như Lai thì tức khắc giải thoát ngay!
Chín anh em chúng tôi vâng lời Đức Thế Tôn dạy, nên truyền bá pháp môn Thanh Tịnh thiền, chỉ trong 3 ngày mà Giáo đoàn đạo Giải thoát của Đức Thế Tôn đã thu nhận trên 600 người. Còn khi Đức Thế Tôn dạy nhóm anh em chúng tôi, có trên 100 người có mặt chứng kiến vị Thần Kim Cương nói chuyện, tất cả các người này đều xin Đức Thế Tôn nhận làm đệ tử.
Thật may mắn thay!
Trong cõi Ta bà này, có một vị Thánh nhân ra đời để cứu vớt loài người biết đường lối vượt ra ngoài thế giới vật lý Âm Dương này để trở về nguồn cội của chính mình.
Thật hạnh phúc thay!
Trong thế giới này, có một vị Thánh nhân ra đời, dạy cho loài người biết nẻo chánh để tu hành, không rơi vào đường tà mê nữa.
Thật an lạc thay!
Trong cõi Nam Diêm Phù Đề này, có một vị Phật ra đời, để giúp cho loài người tu tập giác ngộ và giải thoát.
Trên đây là 3 bài ca ngợi của 5 anh em chúng tôi và 4 người bạn đồng tu, cám ơn Đức Thế Tôn và được Đức Thế Tôn chấp nhận những lời ấy, và cũng từ ngày đầu này, Giáo đoàn đạo Giác ngộ được thành lập, đứng đầu là Thái tử Tất Đạt Đa, được chúng tôi gọi là Đức Thế Tôn, và cũng từ đây danh xưng Đức Phật Thích Ca Văn mà Đức Phật Cổ Nhiên Đăng thọ ký cho Ngài từ thuở xa xưa nay đã thành hiện thực và chúng tôi gọi Ngài, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phật nghe ông A Nhã Kiều Trần Như thuật lại chuyện đầu tiên độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu. Đức Phật liền nói:
- Đúng vậy, đúng vậy, ông A Nan Đà nên nhớ rõ biên chép lại, để sau này trong hội kiết tập kinh điển, ông đọc và thuật lại cho trong Hội kiết tập nghe.
TRÍCH QUYỂN " KHAI THỊ THIỀN TÔNG" - TÁC GIẢ NGUYỄN NHÂN.

___________________

___________________

TIN TỨC