Ngài
Phú Lâu Na hỏi:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, làm sao phân biệt được tà đạo và chánh đạo?
Đức Phật dạy:
- Người tu mà lấy vật chất trong vũ trụ này để làm chuẩn cho mục đích tu hành là tà đạo; còn người nào rời bỏ vật chất, dạy tu ra ngoài sự cuốn hút của vật chất thế giới này gọi là chánh đạo. Còn chánh đạo thật, là sử dụng tánh Phật của chính mình để: Thấy, Nghe, Nói và Biết là chánh đạo.
Ngài Phú Lâu Na lại hỏi tiếp:
- Bạch Đức Thế Tôn: Sao đời Mạt pháp, có người cực thiện mà lại cũng có người cực ác như vậy?
Đức Phật dạy:
- Khi Như Lai thành đạo, có hai dạng người đến với Như Lai:
Một: Những người đến tán dương, hứa với Như Lai sẽ giúp phổ biến giáo pháp chân thật nơi cõi Nam Diêm Phù Đề này, chính những người này đến đời Mạt pháp họ đến thế giới này là để cứu người và làm lợi ích cho người khác.
Hai: Những người đến quấy phá, chính những người này chế ra những khí cụ, thúc dục các thuộc hạ giết người, không muốn cho bất cứ ai giải thoát mà phải làm người hầu kẻ hạ cho họ.
Như Lai nhắc lại hai dạng người này:
- Khi Như Lai thành đạo, họ không làm gì được, nên những người này có lời nguyền thật mạnh mẽ rằng: Vào đời Mạt pháp, đệ tử của Cồ Đàm có tu kiểu gì, hành thiền kiểu gì, sau cùng cũng phải làm theo ý muốn của ta cả!
Đức Phật dạy thêm:
- Thời Mạt pháp, nhiều người nghe được giáo pháp của Như Lai dạy nơi cõi Nam Diêm Phù Đề này, họ liền có lời phát tâm cao: quyết chí xuất gia tu hành để được giác ngộ và giải thoát. Lời phát nguyện ban đầu rất mãnh liệt, nhưng, sau cùng cũng bị quyến rủ bởi: Tiền, Tài, Danh, Lợi, nên những người này sau cùng cũng làm theo lời nguyền của Ma Vương, nên đi dụ dỗ người khác, lường gạt người nhẹ dạ, hoặc hù đọa người khác, thậm chí đi làm mướn cho người có tiền, mà quên đi mình là một vị Thầy thay mặt Như Lai, dạy chúng sanh tu Thiền Giác ngộ.
Đạo của Như Lai là như vậy, nhưng họ lại đi làm ngược lại, quên đi lời phát nguyện cao cả ban đầu của mình.
Đức Phật dạy:
- Người tu mà lấy vật chất trong vũ trụ này để làm chuẩn cho mục đích tu hành là tà đạo; còn người nào rời bỏ vật chất, dạy tu ra ngoài sự cuốn hút của vật chất thế giới này gọi là chánh đạo. Còn chánh đạo thật, là sử dụng tánh Phật của chính mình để: Thấy, Nghe, Nói và Biết là chánh đạo.
Ngài Phú Lâu Na lại hỏi tiếp:
- Bạch Đức Thế Tôn: Sao đời Mạt pháp, có người cực thiện mà lại cũng có người cực ác như vậy?
Đức Phật dạy:
- Khi Như Lai thành đạo, có hai dạng người đến với Như Lai:
Một: Những người đến tán dương, hứa với Như Lai sẽ giúp phổ biến giáo pháp chân thật nơi cõi Nam Diêm Phù Đề này, chính những người này đến đời Mạt pháp họ đến thế giới này là để cứu người và làm lợi ích cho người khác.
Hai: Những người đến quấy phá, chính những người này chế ra những khí cụ, thúc dục các thuộc hạ giết người, không muốn cho bất cứ ai giải thoát mà phải làm người hầu kẻ hạ cho họ.
Như Lai nhắc lại hai dạng người này:
- Khi Như Lai thành đạo, họ không làm gì được, nên những người này có lời nguyền thật mạnh mẽ rằng: Vào đời Mạt pháp, đệ tử của Cồ Đàm có tu kiểu gì, hành thiền kiểu gì, sau cùng cũng phải làm theo ý muốn của ta cả!
Đức Phật dạy thêm:
- Thời Mạt pháp, nhiều người nghe được giáo pháp của Như Lai dạy nơi cõi Nam Diêm Phù Đề này, họ liền có lời phát tâm cao: quyết chí xuất gia tu hành để được giác ngộ và giải thoát. Lời phát nguyện ban đầu rất mãnh liệt, nhưng, sau cùng cũng bị quyến rủ bởi: Tiền, Tài, Danh, Lợi, nên những người này sau cùng cũng làm theo lời nguyền của Ma Vương, nên đi dụ dỗ người khác, lường gạt người nhẹ dạ, hoặc hù đọa người khác, thậm chí đi làm mướn cho người có tiền, mà quên đi mình là một vị Thầy thay mặt Như Lai, dạy chúng sanh tu Thiền Giác ngộ.
Đạo của Như Lai là như vậy, nhưng họ lại đi làm ngược lại, quên đi lời phát nguyện cao cả ban đầu của mình.
TRÍCH QUYỂN "KHAI THỊ THIỀN
TÔNG".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét