9/2/16



TẠI BUỔI VẤN ĐÁP SAU CÙNG NƠI RỪNG SA LA, TRƯỚC KHI NHẬP NIẾT BÀN, ĐỨC PHẬT CÓ NHẮC LẠI LỜI DẠY CỦA NGÀI VỚI CÁC ĐỆ TỬ LỚN VÀ CÁC MÔN ĐỒ CỦA NGÀI CŨNG NHƯ CÁC ĐỜI SAU, AI TU THEO ĐẠO CỦA NGÀI PHẢI HIỂU VÀ THỰC HÀNH ĐÚNG 6 PHẦN NHƯ SAU:
PHẦN 1: Tu còn luân hồi:
 * Sử dụng thân và tâm vật lý tu hành, thành tựu trong vật lý, nên còn luân hồi, gồm:
1/- Dụng công ngồi tu thiền Quán, Tưởng của 37 pháp, để biến vật nhỏ ra lớn, hoặc tâm an vui. Pháp môn này Ngài dạy 15 năm đầu nên gọi là Nguyên thủy, cũng gọi là Tiểu thừa. 
2/- Ngài đem pháp môn Nguyên thủy này ra lý luận, giải thích những hiện tượng nơi thế giới này. Pháp môn này Ngài dạy 15 năm kế tiếp gọi là Trung đạo.
3/- 15 năm kế tiếp nữa: Ngài dạy Suy tư, Nghi, Tìm hữu  dụng của vật chất nhỏ như vi trần, lớn như hành tinh. Gọi là Đại thừa.
Tổng cộng 3 pháp môn Tiểu, Trung và Đại thừa là 45 năm.
4/- Xen vào 45 năm  dạy này: Đức Phật có dạy thêm 2 pháp môn dụng công tu nữa:
A- Niệm Phật: Để thấy hình bóng của Đức Phật A Di Đà.
B- Niệm Chú: Để tích điện từ Âm Dương trị bệnh thân, tâm và an vui.
PHẦN 2: Tu để giải thoát:
* Đức Phật dạy không dụng công, mà chỉ trực nhận tánh Phật của chính mình và sống với Phật tánh ấy là đủ, Ngài gọi pháp môn này là Như Lai Thanh tịnh thiền. Từ đời Tổ thứ 2 trở đi gọi là Thiền tông.
PHẦN 3: Đức Phật dạy phổ biến 6 pháp môn tu của Ngài như sau:
1/- Lý luận, Lạy và Cầu, phổ biến nơi chùa Vật lý.
2/- Niệm Phật, phổ biến trong chùa Tịnh Độ tông.
3/- Niệm Chú, phổ biến nơi chùa Mật Chú tông.
4/ - Thiền Quán, Tưởng, phổ biến trong Thiền viện.
PHẦN 4: Như Lai Thanh tịnh thiền (Thiền tông):
- Chỉ phổ biến ở trong chùa Thiền tông.
PHẦN 5: Cấm không đem vào Nhà của Như Lai 4 thứ như sau:
1/- Tu viện là của đạo Thánh và đạo Thần.
2/- Xin xăm bói quẻ là của đạo Tiên.
3/- Xem ngày giờ tốt xấu là của đạo Mê tín.
4- Cúng kiếng là của đạo Ma.
PHẦN 6: Đức Phật dạy các môn đồ của Ngài, cũng như những người tu chân chánh theo đạo của Ngài phải nghiêm chỉnh biết và thực hiện 5 phần nói trên. Đừng vì danh và tiền mà làm sai lời của Ngài dạy mà phải bị luân hồi mãi mãi trong 6 đường, còn nặng nhất là đi vào con đường số 7 là Hoa báo!
Núi Linh Sơn, ngày trăng tròn tháng 6 năm Ca Tỳ La Vệ thứ 245, năm Giáp Thìn.
- Ngài A Nan Đà ghi chép lại.
- Ngài Ma Ha Ca Diếp truyền theo dòng Thiền tông.

- Ngài Huệ Năng là vị Tổ thứ 33 của dòng Thiền tông, cho phép  ông Thần Hội công bố ra, để cho những người tu theo đạo Phật biết và nghiêm chỉnh chấp hành.

TRÍCH QUYỂN “HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

___________________

___________________

TIN TỨC